Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Bàn & Luận: định hướng cho giáo dục & phát triển con người

Bài này không đề cập đến hệ thống giáo dục mà chỉ bàn về từng cá nhân cụ thể. Có thể là chính bạn, hoặc người rất gần gũi của bạn như con cái. Trong cuộc sống, rất nhiều khi cần có những định hướng đúng để có thể phát triển tốt nhất điểm mạnh, cá tính, điều kiện cụ thể của mỗi con người. Tạo cơ hội lớn nhất để thành công về lâu dài. Những tình huống cụ thực tiễn thể là:

  • Chọn trường, chọn ngành khi vào đại học
  • Bắt đầu một công việc kinh doanh nào đó
  • Bắt đầu một giai đoạn hay một dự án quan trọng

Con người sinh ra là bình đẳng về các quyền cơ bản nhưng không giống nhau về năng lực tự nhiên, về tính cách, về điều kiện gia đình, xã hội,... Vì vậy rõ ràng là đối với mỗi người, để hiểu các điều kiện đó cân nhắc và định hướng đúng là rất quan trọng.

Thomas Edison có nói: tài năng = 1% trời phú + 99% nỗ lực
Tuy nhiên có thể với đa số mọi người thì công thức sau sẽ thích hợp hơn: N = A x B x C x D + E

Bàn: Năng lực chung của con người phân loại thế nào?

Trong đó N là năng lực để đạt đến một kết quả, thành công hay giá trị nào đó. Các tham số khác:
  • A: năng khiếu trời phú (trí tuê, sức khoẻ,...)
  • B: nỗ lực (học hỏi, rèn luyện)
  • C: may mắn (bao gồm điều kiện gia đình)
  • D: các yếu tố như điều kiện xã hội, tự nhiên
  • E: mặt bằng/hạ tầng tối thiểu của xã hội
Các yếu tố D, E thường ở phạm vi lớn như quốc gia, vùng,... tạm thời sẽ không xét đến. Không làm giảm tính tổng quát có thể đặt D = constant = 1 & E = constant = 0. Như vậy ta sẽ có công thức được đơn giản hoá: N = A x B x C (*). Trong đó A, B, C có thể hiểu là hệ số so sánh tương đối, có giá trị từ 0% -> 100%




Điều thú vị là công thức (*) có thể áp dụng trong từng lĩnh vực, công việc cụ thể. Ví dụ có thể xét các lĩnh vực như: thể thao, văn học, hội hoạ, kiến trúc, kinh tế, toán học, vật lý, kỹ thuật, tin học, tài chính,...

Luận (1): định lượng các năng khiếu thiên bẩm

Trước hết, cần đơn giản hoá số liệu. Từ 0% -> 100% chỉ cần xét số nguyên cũng đã có 101 mức khác nhau. Thế là quá nhiều nếu thấy có đến 3 tham số và hàng chục lĩnh vực lớn khác nhau. Hơn nữa việc xác định là 7% hay 8% trong việc này là vô nghĩa. Vì vậy có thể chia ra mấy mức:
  1. 0% nếu đánh giá là năng khiếu thuộc nhóm 10-15% thấp nhất
  2. 20% nếu đánh giá là kém nhưng hơn được mức 1
  3. 50% nếu đánh giá là thuộc diện trung bình
  4. 80% nếu đánh giá là mức khá, hơn trung bình nhưng không giỏi
  5. 100% nếu thực sự tin là mình có năng khiếu, hơn được 80% 
Để xác định mình hay con cái mình thuộc mức nào theo định mức trên đây thì rõ ràng không quá khó. Chỉ cần tương đối khách quan và theo dõi một quá trình nào đó. Đối trọng để so sánh có thể là các bạn cùng lớp, cùng trường, cùng cơ quan, trên mạng xã hội. Cẩn thận hơn thì có thể tìm kiếm và thực hiện một số bài test rồi tổng hợp tất cả các yếu tố trên lại.

Luận (2): làm gì với định lượng A đã tính

Nếu không tính được định lượng với tất cả các lĩnh vực quan trọng (làm được là tốt nhất), thì ít nhất bạn cũng nên làm cho đến khi có 2-3 lĩnh vực mà ở đó thuộc nhóm 4 hoặc 5. Luôn có những lĩnh vực như vậy. Nếu các lĩnh vực lớn không cho kết quả mong muốn thì chọn vài lĩnh vực lớn có kết quả tốt nhất, xong lại chia mỗi cái thành 3-5 lĩnh vực nhỏ hơn và tính tiếp. 

Câu hỏi: tại sao phải làm như vậy? Quá đơn giản, nếu bạn muốn kiểm tra lại thì dùng công thức (*) ở trên với giả thiết: phần đông mọi người sẽ có A = 50%; B = 50%; còn C giả sử là có may mắn như nhau thì trung bình cỡ 50%. (Chưa kể nếu chọn lĩnh vực mình kém, may mắn của bạn sẽ ít hơn). Khi đó rất nhiều người có cơ hội thành công là: Ntb = 0.5 x 0.5 x 0.5 = 12,5%. Giả sử bạn thuộc nhóm 2 với 20% năng lực, cố gắng 80% và may mắn 50%, cơ hội sẽ là: N = 0.2 x 0.8 x 0.5 = 8% < Ntb.

Tại sao lại chọn hướng đi mà cơ hội thành công của bạn nhỏ hơn trung bình trong khi bạn đã nỗ lực ở mức cao? Rõ ràng không ai chọn cho mình hay cho con cái mình hướng đó. Không ai quyết định sẽ thành là toán học nếu thực sự thấy mình chỉ thuộc nhóm học toán trung bình trở xuống.

Khi đã có 2-3 hướng tốt (4-5 càng tốt), làm gì tiếp?

Luận (3): Lĩnh vực nào có thể nỗ lực ở mức cao? Và có cơ hội tương đối công bằng?

Khi đó bắt đầu từ hướng có cơ hội cao nhất của tham số A, bạn tiếp tục xét đến các tham số B, C. Những tham số này phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, tính cách, các điểm mạnh, điểm yếu khác của bạn cũng như điều kiện gia đình, giáo dục,.... Cách làm cơ bản như tham số A, với một chút khác biệt.
  • Với tham số nỗ lực: bạn cũng cần xác định lĩnh vực mà ở đó bạn thuộc nhóm (4), điều này đòi hỏi bạn phải có sở thích, tính cách phù hợp.  
  • Tham số C, may mắn. Cái này ngoài yếu tố ngẫu nhiên chưa biết, có nhiều yếu tố đã biết trước. Ví dụ: bạn có khiếu âm nhạc, bố mẹ là nhạc sĩ đấy là may mắn. Tất nhiên nên tìm lĩnh vực mà ở đó bạn có lợi thế (may mắn). Nếu không có cái nào mức 4, 5 thì ít nhất cũng phải là mức 3 (trung bình).
Trừ khi bạn rơi vào số rất ít những người có tài năng kiệt xuất & nỗ lực phi thường. Nói chung nếu bạn không chọn được lĩnh vực có lợi thế hơn người khác thì ít nhất cũng cố đừng lao vào chỗ mà ở đó bạn rõ ràng là bất lợi

Nếu bạn chọn được lĩnh vực mà ở đó:
  • A >= 80%
  • B >= 80%
  • C >= 50%
Xin chúc mừng, bạn nên kiên định đi theo hướng đó. Nếu chưa tìm được, đơn giản là tìm tiếp. Đa số mọi người đều có thế mạnh ở lĩnh vực cụ thể nào đó. Miễn là tìm đúng lĩnh vực của mình. Khi đó cơ hội của bạn sẽ là: N >= 0.8 x 0.8 x 0.5 = 32%. Không quá ấn tượng phải không? Đừng thất vọng, với con số đó bạn đã có cơ hội lớn gấp 3 lần trung bình. Phần còn lại sẽ do các yếu tố: 
  • may mắn hơn (nếu bạn gặp may, cơ hội sẽ tăng ngay lập tức)
  • E, D: những vấn đề chưa xét đến, nhưng chắc chắn có ảnh hưởng
Kết luận

Trong những thời điểm quan trọng hay những công việc quan trọng, hãy tìm bằng được lĩnh vực hay hướng đi mà ở đó số N của bạn lớn hơn hoặc bằng 32%. Tất nhiên càng cao càng tốt. Đặc biệt là khi chọn ngành học, chọn hướng để phát triển năng lực bản thân.












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét